Chắc hẳn bạn đã nghe nhắc đến từ “tài phiệt” nhưng cũng chưa nắm rõ tài phiệt là gì?. Bài viết này không chỉ mang đến cho bạn định nghĩa từ tài phiệt mà còn cung cấp thông tin những nhà tài phiệt nổi tiếng ở Việt Nam.
Định nghĩa: Tài phiệt là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển: Tài phiệt là chỉ những nhà tư bản tài chính có thế lực và tiền tài, dựa trên đó mà tạo dựng quyền lực nhằm điều khiển được kinh tế – xã hội ở các nước tư bản.

Việt Nam không phải nước tư bản mà theo chế độ xã hội chủ nghĩa, thế nhưng nền kinh tế vẫn có những nhà tài phiệt nắm trong tay số % GDP quốc gia cực lớn. Vì thế, tài phiệt tại Việt Nam chỉ các doanh nghiệp gia đình bởi chúng chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân, việc phát triển của các doanh nghiệp dạng này giúp thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, giải quyết những khủng hoảng kinh tế nhất thời và đóng góp vai trò cực lớn trong giai đoạn phục hồi.
Theo nhiều báo cáo tài chính, tổng doanh thu của 100 doanh nghiệp gia đình – tài phiệt Việt – đã chiếm đến ¼ GDP cả nước. Có thể nói, những tài phiệt Việt là những hạt nhân trong nền kinh tế, cổ vũ cho các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp thành công, cùng xây dựng nền kinh tế hùng cường, thành đạt.
Điểm mặt gọi tên 5 nhà tài phiệt Việt nổi tiếng
Ông Phạm Đình Đoàn – chủ tịch HĐQT của Phú Thái Holdings
Ngoài ra ông cũng đồng thời là chủ tịch hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam. Ông luôn đánh giá cao yếu tố tình thân khi thành lập và vận hành công ty, xác định mô hình công ty gia đình còn bền vững và thống trị kinh tế thị trường trong ít nhất 30 năm tới.
Tập đoàn Phú Thái nguyên gốc là một công ty nhỏ chuyên về bán lẻ, lập ra năm 1993, trải qua những thăng trầm vất vả, biến đổi khôn lường của nền kinh tế, Phú Thái ngày nay đã là công ty mẹ, dưới trướng hàng chục công ty con, có thế mạnh trên 5 lĩnh vực chính gồm: logistics, công nghiệp, thời trang, thuốc thú y và xây lắp hạ tầng. Tập đoàn vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra hàng chục ngàn việc làm cho người lao động, thực hiện đóng thuế và phí đầy đủ, quan trọng hơn là nắm bắt thị phần, không để thị trường bán lẻ nhiều tiềm năng trong nước bị nước ngoài tóm gọn.
Ông Đặng Văn Thành – Tập đoàn Thành Công
Ông Đặng Văn Thành đã từng lập và phát triển Ngân hàng Sacombank. Sau khi Sacombank rơi vào khủng hoảng và dần mất đi ưu thế thì vào năm 2014, ông Thành tập trung hơn vào sự nghiệp tại Tập đoàn Thành Thành Công cùng người vợ là bà Huỳnh Bích Ngọc.

Lĩnh vực đầu tiên của Thành Thành Công gắn với tên tuổi của bà Ngọc – nữ hoàng mía đường – kinh doanh cồn và mật rỉ. Dần dần, tập đoàn đã tiến hành thu mua, sáp nhập, nắm cổ phần của nhiều công ty đường như Biên Hòa, Tây Ninh, Ninh Hòa…cũng như lấn sân sang bất động sản, du lịch, năng lượng….
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn
Sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, Việt Nam nhưng đến năm 1974 ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã định cư tại Philippines. Nỗ lực của ông đã giúp mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Philippines. Lĩnh vực chiếm ưu thế của tập đoàn ông là phân phối và kinh doanh những sản phẩm hàng hiệu như rượu Hennessy, Camus; nước hoa Chanel và các thương hiệu thời trang, phụ kiện nổi đình nổi đám thế giới, danh xưng “Ông hoàng hàng hiệu” cũng xuất phát từ đây.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương thành lập năm 1985, 35 năm phát triển đã đưa tổng số vốn điều lệ tập đoàn lên con số hàng triệu USD, doanh thu gần đạt 1 tỷ và tạo ra đến gần 30.000 cơ hội việc làm cho giới lao động trong nước.
Ông Đỗ Minh Phú và Tập đoàn Doji, ngân hàng Tiên Phong
Tiếp nối truyền thống 3 đời kinh doanh của gia đình, xuất phát từ công ty may mặc Gamexco, ông Phú đã tận dụng rất tốt nền móng vững này để thành công trong xây dựng thương hiệu Diana, cạnh tranh với đối thủ nước ngoài Kotex, sau đó thì bán thương hiệu cho tập đoàn Unicharm với cái giá khá hời quanh mức 200 USD.
Tập đoàn Doji được thành lập đánh dấu cột mốc mới trên con đường kinh doanh của ông Phú, nhanh chóng vươn lên đứng top trong ngành kinh doanh đá quý vàng bạc Việt Nam. Doanh thu đạt con số ấn tượng trên 7 ngàn tỷ mỗi năm, tổng số nhân viên lên đến hàng nghìn người. Luôn lọt top 5 trong Bảng xếp hạng Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng
Không chỉ là tài phiệt trong giới kinh doanh Việt Nam, doanh nhân tài ba Phạm Nhật Vượng luôn đứng trong top 200 tỷ phú giàu nhất thế giới. Tính đến giữa năm 2020, tài sản của cá nhân ông đã đạt đến hơn 6 tỷ USD, giá cổ phiếu của Vingroup luôn mang màu xanh trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp.
Xuất phát từ 2 bàn tay trắng, học chuyên về địa chất nhưng lại khởi nghiệp trên lĩnh vực thực phẩm chế biến, ông thành công với sản phẩm mì ăn liền và các loại súp đóng hộp. Trở về Việt Nam vào những năm 2010, ông Vượng lại thử thách bản thân cùng lĩnh vực mới là xây các khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Vinpearl Nha Trang. Sang năm tiếp theo, ông tiếp tục mở Vincom Bà Triệu là trung tâm thương mại đầu tiên của Hà Nội thời bấy giờ.

Đến đúng tháng 1/2012, công ty Vinpearl và công ty Vincom mới sáp nhập lại thành Tập đoàn Vincom, do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch HĐQT. 7 lĩnh vực thế mạnh gắn với các tên tuổi gồm:
- Vinhomes: chuỗi chung cư cao cấp gồm nhà ở, mặt bằng kinh doanh
- Vincom: hàng loạt các trung tâm thương mại ở vị trí đắc địa tại các đô thị sầm uất
- Vinpearl: hệ thống du lịch, resort, khu vui chơi nằm ở các điểm vàng tham quan trong nước
- Vinmec: thương hiệu bệnh viện đa khoa quốc tế, khám chữa bệnh có đẳng cấp.
- Vinschool: hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến hết cấp 3, mang đến chuẩn đào tạo quốc tế
- Vinfast: lĩnh vực chế tạo xe máy, ô tô cũng đang gặt hái những thành công mới.
- Vinmart: hệ thống siêu thị bán lẻ của Vin có độ phủ sóng rộng khắp trên cả nước. Phân phối thực phẩm sạch Vineco
Như vậy, Vingroup là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng dù ở thương hiệu nào cũng đạt được thành công riêng, tạo điểm nhấn và tạo ra doanh thu cũng như nhiều việc làm cho người lao động.
Thông qua định nghĩa và 5 ví dụ lớn phía trên, chắc bạn cũng hiểu “Tài phiệt là gì?”. Mong rằng những thông tin trên đây về những nhà tài phiệt nổi tiếng của Việt Nam sẽ hữu ích với bạn.