Có thể nhiều người sẽ có suy nghĩ, cơ quan tôi có tiền, muốn mua sản phẩm gì thì mua, giá trị nào cũng được, miễn là cần thiết. Tuy nhiên, quan niệm này chưa chuẩn xác, bởi có những loại tài sản bắt buộc phải mua theo đúng điều luật, tiêu biểu là những quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu. Cùng tìm hiểu những quy định đó là gì nhé!
Tại sao lại có quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu?
Quy định này xuất hiện khi các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có kế hoạch mua sắm trang thiết bị mới và có giá trị trên 50 triệu và dưới 100 triệu.
Việc bắt buộc tuân thủ các quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu mang ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn không chỉ với tiền quỹ của riêng cơ quan mà còn liên quan đến chính sách quản lý do các cơ quan chức năng có liên quan về mặt kinh tế:
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy chế chi tiêu nội bộ
- Rõ ràng về các khoản thu, khoản chi
- Hạn chế tối đa việc khai khống giá để kiếm lời
- Không xảy ra sự việc cá nhân hay tập thể sử dụng ngân sách của nhà nước vào mục đích chi tiêu riêng, không mang lại lợi ích cho cơ quan
- Cơ quan cấp trên dễ dàng theo dõi, giám sát quỹ của cấp dưới

Cơ sở pháp luật của các quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu
Bộ Tài chính và Thủ tướng chính phủ đã ra ít nhất là 2 quyết định và thông tư liên quan đến những trường hợp đặc biệt về gói thầu mua sắm tài sản, theo đó:
- Mua sắm dưới 50 triệu: thực hiện theo quyết định số 17/2019/QĐ-TTg do thủ tướng chính phủ ban hành ngày 8/4/2019. Trong đó có nhắc đến với gói thầu mua sắm dưới 50 triệu thì :
- Lãnh đạo cơ quan có thể tự quyết định mua sắm nhưng phải đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với quỹ của đơn vị
- Tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình
- Không bắt buộc phải ký kết gói thầu với đơn vị nào
- Đầy đủ các hóa đơn, chứng từ cần thiết, hợp pháp
- Mua sắm từ 50 – 100 triệu: tuân thủ các hướng dẫn từ Thông tư số 58/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2016.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bộ luật và nghị định khác cũng có quy định về kiểu mua sắm này như:
- Luật: Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, Đấu thầu số 43/2013/QH13
- Nghị định:
- số 63/2014/NĐ-CP nội dung hướng dẫn luật đấu thầu và cách thức lựa chọn nhà thầu
- số 215/2013/NĐ-CP nhắc đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ Tài chính
Những quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu
Loại sản phẩm phải áp dụng:
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, quân tư trang… phục vụ cho công tác chuyên môn và theo đúng định mức của nhà nước ban hành
- Phương tiện vận chuyển, đi lại cần thiết
- Nguyên liệu tiêu hao, vật tư sử dụng trong quá trình vận hành
- Những sản phẩm tài liệu, in ấn… dùng cho các công việc nghiệp vụ
- Thuê dịch vụ tư vấn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của đơn vị
Nguồn thu dành cho việc mua sắm:
Cơ quan chỉ được phép sử dụng tiền từ các quỹ sau để mua sắm:
- Nguồn tiền chi từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định và dự toán thu chi của cơ quan
- Các loại vốn sự nghiệp, vốn tín dụng, vốn vay ODA
- Thu từ các khoản phí dịch vụ đơn vị cung cấp
- Quỹ bảo hiểm y tế

Quy định về nhà thầu
Khác với việc mua sắm dưới 50 triệu thì khi tài sản rơi vào khoảng 50 – 100 triệu bắt buộc phải tiến hành mời thầu. Khi đó sẽ có các tiêu chuẩn:
Hình thức chọn nhà thầu:
- Đấu thầu công khai, đấu thầu trực tiếp hoặc tự chọn thầu
- Phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền về quyết định chọn thầu
Chi phí cần thiết khi chọn thầu
- Thuê tư vấn lập hồ sơ tổ chức đấu thầu
- Đăng tin mời thầu
- Mời chuyên gia, làm thẩm định, thuê hội đồng giải quyết
Những khoản thu hợp pháp từ đấu thầu:
- Tiền bán hồ sơ mời thầu: không quá 2 triệu/hồ sơ
- Chi phí giải quyết khi bên thầu thất bại có kiến nghị: do nhà thầu bỏ ra
- Khoản thu về bảo đảm dự thầu
Cá nhân hay tổ chức nào quyết định phê duyệt thầu?
Loại quyền | Áp dụng với cơ quan | Áp dụng tại địa phương |
Quyền quyết định mua sắm | thủ trưởng đơn vị | HĐND cấp tỉnh |
Quyền phê duyệt kế hoạch mời thầu | thủ trưởng cơ quan tại TW | Chủ tịch UBND cấp tương ứng |
Quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu | thủ trưởng đơn vị | thủ trưởng cơ quan trực tiếp sử dụng sản phẩm |
Quy định về giá gói thầu:
- Giá hàng hóa cần tham khảo của ít nhất 3 đơn vị khác nhau cùng bán sản phẩm đó trong cùng một khu vực, nếu không đủ 3 thì có thể lấy báo giá của đơn vị ở địa phương lân cận
- Sản phẩm được mua sắm phải nằm trong dự toán đã được phê duyệt trong năm
- Hoạt động thẩm định giá được tiến hành bởi cơ quan đủ thẩm quyền và năng lực
- Tham khảo thêm giá thị trường được niêm yết hoặc qua thông tin chính thống; giá gói thầu mua sắm sản phẩm tương đương gần nhất
Trình tự thầu:
Căn cứ vào mục đích, phạm vi hoạt động cũng như dự toán để lên dự thảo hợp đồng và gửi cho các nhà thầu đã qua thẩm định và đáp ứng tiêu chuẩn bán sản phẩm
Từ dự thảo, 2 bên đưa ra những thỏa thuận, quy ước hợp lý và hoàn thiện hợp đồng chính thức
Hợp đồng sau khi được phê duyệt thì tiến hành ký chính thức.
Như vậy, quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu được thực hiện theo khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC và các quy định của pháp luật về việc đấu thầu liên quan. Chúc các bạn nghiên cứu thật kỹ, áp dụng thật chuẩn và thành công mua sắm tài sản mà cơ quan đang cần sử dụng.